Ổ cứng là một thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến không thể thiếu trong các loại máy vi tính, từ những chiếc laptop xách tay cho đến máy tính để bàn. SSD và HDD là hai dạng ổ cứng được sử dụng nhiều nhất trên thị trường. Mặc dù đều có chung tính năng nhưng SSD và HDD thì lại có rất nhiều điểm khác biệt, từ cấu tạo, cách hoạt động cho đến hiệu năng. SSD là một dạng thiết bị mới hơn so với HDD, và có nhiều ưu điểm vượt trội. Vậy liệu SSD có đáng dùng hay không?.

Cấu tạo, vận hành và hiệu năng của ổ cứng HDD

HDD (Hard Disk Drive – Ổ đĩa cứng) là một thiết bị lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa tròn được phủ các lớp từ tính được gọi là đĩa từ.

Bên trong một ổ cứng HDD tiêu biểu

Bên trong một ổ cứng HDD tiêu biểu

Đĩa từ chứa các Track là các đường tròn đồng tâm nằm trên mặt đĩa (một số loại có cả trên và dưới mặt đĩa). Các Track chứa rất nhiều các Sector và dữ liệu được chứa trên các Sector này. Theo chuẩn thì một Sector có dung lượng chứa vào khoản 512 byte.

Track và Sector trên ổ đĩa cứng HDD

Track và Sector trên ổ đĩa cứng HDD

Để đọc và ghi dữ liệu lên Sector, đầu đọc phải được di chuyển đến phần Sector còn trống để ghi, hoặc đến Sector có chứa dữ liệu cần lấy. Do đó mà tốc độ đọc ghi của dữ liệu trên HDD phụ thuộc vào tốc độ vòng quay của nó.

Nhược điểm của HDD là các phần cơ bên trong dễ bị rơ rã sau một thời gian dài sử dụng, xuất hiện nhiều khối hư hỏng (bad block) và làm việc không còn chính xác. Một điểm yếu nữa của HDD đó chính là sự phân mảnh dữ liệu khi các dữ liệu nằm rãi rác và không được sắp xếp trật tự trên các Sector cũng khiến tốc độ đọc ghi dữ liệu trên HDD bị giảm sút đáng kể.

Tuy nhiên HDD vẫn được sử dụng phổ biến bởi giá thành không cao và độ tin cậy ngày càng được nâng cao nhờ các công nghệ mới ra đời.

Cấu tạo, vận hành và hiệu năng của ổ cứng SSD

SSD (Solid State Drive – ổ cứng thể rắn hay ổ cứng điện tử) là một loại ổ cứng thế hệ mới được cấu tạo và vận hành một cách khác biệt so với HDD. Ổ cứng SSD không sử dụng các đĩa từ và hoạt động cơ học để vận hành, nó sử dụng các chất bán dẫn để lưu trữ dữ liệu.

Ổ cứng SSD không có sự hoạt động cơ học nào

Ổ cứng SSD không có sự hoạt động cơ học nào

Do không có hoạt động cơ học nên ổ cứng SSD được xem là bền hơn nhiều so với HDD. Không có hoạt động cơ đồng nghĩa với việc tiếng ồn cũng không có, tốc độ không phụ thuộc vào độ trễ cơ học. SSD có thể hoạt động ở một nguồn điện áp thấp hơn HDD do đó nó cũng tiêu tốn một nguồn năng lượng thấp hơn.

Mặc dù vậy nhưng SSD vẫn có tồn đọng một số khuyết điểm như: dung lượng ít hơn nhiều so với HDD, nhiệt độ tỏa ra của SSD lớn hơn nhiều so với HDD, độ bền đọc/ghi của SSD cũng kém hơn so với HDD. Theo các tài liệu thì dạng SSD MLC có thể đọc ghi tối đa khoảng 10.000 lần và 100.000 lần cho dạng SSD SLC.

Có nên dùng ổ SSD thay thế cho HDD?

Với những ưu điểm của SSD liệu chúng ta có nên chuyển hẳn HDD sang sử dụng SSD hay không ?. Mặc dù SSD có nhiều ưu điểm về tốc độ, nhiệt độ và độ ồn, nhưng nó lại được xem là kém bền hơn so với HDD, tỉ lệ lỗi ghi nhận cũng rất cao. SSD dùng lâu có nguy cơ “đột tử” rất cao dễ dàng làm bạn mất trắng dữ liệu mà không có cách nào cứu được.

Với nhiều bạn thì SSD có thể là sở thích vì tốc độ, nhưng đối với mình nó chỉ là ổ cứng chỉ đọc (Readonly). Sở dĩ gọi như vậy vì hơn 4 chiếc máy tính mình đang sử dụng đều dùng SSD để lưu trữ các dữ liệu ít thay đổi. Nhưng được lấy ra dùng thường xuyên, một số được dùng để lưu trữ hệ điều hành và các tệp đọc thường xuyên. Còn “gánh team” đọc ghi các công việc thường xuyên của mình vẫn dùng HDD.

SSD cũng là một thiết bị đáng dùng. Nhưng nó chưa thật sự hoàn hảo để thay thế toàn bộ cho HDD. Và sử dụng song song đó là phương pháp mình lựa chọn.

 

 

 

 

 

Chào các bạn mình là Quốc Hùng , mình sinh ra thuộc cung song tử ,song tử luôn khẳng định chính mình ,luôn luôn phấn đấu vượt lên phía trước ,mình sinh ra và lớn lên tại vùng đất võ cổ truyền ,đam mê của mình là coder ,ngày đi học tối về viết blog ...